Category Archives: Chăm Bé 0-1 Tuổi

Những điều cần biết về việc tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1


Ảnh: Images.
Cổ nhân đã dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều ấy quả không sai. Với thời đại ngày nay, khi các tiến bộ về y học ngày một phát triển thì tiêm chủng là một biện pháp hữu hiệu để giúp con người dự phòng các bệnh lây nhiễm và không bị tử vong vì các căn bệnh này. Trong đó trẻ em là đối tượng đặc biệt được ưu ái, từ ngày 1.6.2010, trẻ em toàn quốc sẽ được chích ngừa miễn phí loại vắc-xin 5 trong 1.

Vắc xin 5 trong 1 là gì?

Đây là loại vắc –xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Loại vắc xin này đã được sử dụng ở 34 quốc gia trên thế giới, tiêm cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. văcxin này có tính ưu việt nữa là ngừa viêm màng não mủ và lại được tiêm ngừa miễn phí. Trước đây Hib là văcxin dịch vụ giá khá cao, không phải trẻ em nào cũng có cơ hội được tiêm ngừa.

Jean Dupraz, Phó đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, hiện 2,3 triệu liều vắc-xin 5 trong 1 được cung ứng thông qua UNICEF đã tới kho bảo quản của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Hà Nội và sẵn sàng sử dụng để tiêm cho trẻ.

Các chuyên gia của WHO khuyến cáo, khi sử dụng vắc xin “5 trong 1” cần lưu ý, với những trẻ đã được tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm gan B mũi 1, 2 thì các mũi sau sẽ được tiêm tiếp bằng vắc xin 5 trong 1, không tiêm cho trẻ nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng với vắc xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc viêm gan B; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh mãn tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên 5 tuổi và người lớn vì sẽ có phản ứng sau khi tiêm.

Vì sao cần thiết phải tiêm chủng cho trẻ

Một số trường hợp tai biến sau tiêm vắc-xin khiến các bậc phụ huynh lo lắng, dẫn đến việc giảm sút số trẻ được tiêm chủng.

Trẻ mới sinh ra đã có khả năng miễn dịch (không bị nhiễm bệnh), do nhận được các kháng thểtừ mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài được từ 1 tháng – 1 năm. Sau đó, trẻ không còn nhận được kháng thể từ mẹ nữa và dễ dàng bị nhiễm các bệnh có thể phòng tránh được bằng vắc-xin, thí dụ ho gà, sởi…

Khi đứa trẻ không được tiêm chủng bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút, cơ thể của trẻ sẽ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh. Thực tế đã chứng minh cho thấy trước khi con người phát minh ra vắc-xin, đã có rất nhiều trẻ em bị chết vì những căn bệnh: ho gà, bại liệt, sởi, bạch hầu… Ngày nay tỉ lệ trẻ bị chết do các bệnh trên giảm là nhờ trẻ được dự phòng bệnh trước bằng tiêm chủng.

Việc tiêm chủng cho trẻ không chỉ giúp dự phòng bệnh cho bản thân đứa trẻ mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng chúng ta, nhất là cho những đối tượng không được tiêm chủng bao gồm các trẻ quá nhỏ chưa đủ tuổi để được tiêm chủng, những trẻ không thể tiêm chủng do có các bệnh lý khác (vd: như trẻ bị bệnh bạch cầu cấp)… Tiêm chủng cho trẻ còn giúp làm chậm đi hoặc ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

Vì những lý do trên đây nên việc quyết định không tiêm chủng cho trẻ do nghi ngại các tai biến sau tiêm sẽ dễ dàng khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh và tử vong, gây bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.

Các phản ứng bất lợi (tác dụng phụ) của vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin là phương pháp đưa vào cơ thể người hoặc động vật một lượng kháng nguyên. Các kháng nguyên có thể là các vi khuẩn hoặc vi-rút đã bị giết chết hay còn sống nhưng đã bị bất hoạt, bị làm suy yếu (không còn khả năng gây bệnh) hoặc các protein của chúng đã được tinh khiết để kích thích hệ thống miễn dịch của người hoặc động vật sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh do chính những vi-rút hoặc vi khuẩn đó gây nên.

Cũng như các loại dược phẩm khác, khi được đưa vào cơ thể, vắc-xin có thể gây nên một số phản ứng bất lợi. Các phản ứng này có thể rất nhẹ như đau, sưng, đỏ tại nơi tiêm; phản ứng toàn thân như sốt, dễ bị kích thích, cảm giác khó chịu… Tuy nhiên có thể gặp một số phản ứng nặng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn (nổi ban, ngứa…). Tùy từng loại vắc-xin sẽ có những phản ứng đặc thù khác nhau.

Nguyên nhân có thể do bản chất của vắc-xin; do sai sót trong thực hành tiêm chủng; do sự trùng hợp ngẫu nhiên (chỉ định tiêm chủng trên một trẻ đang bị bệnh tiến triển); các phản ứng tâm lý (sợ) hoặc không rõ nguyên nhân.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Không có bất kỳ loại vắc-xin nào bảo đảm an toàn 100%. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, khi tiêm vắc-xin phối hợp DPT-VGB-Hib thì các phản ứng sau tiêm sẽ ít hơn so với tiêm từng loại vắc-xin. Không có phản ứng nặng sau tiêm được ghi nhận, các phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, một số ít có sốt nhẹ.

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo, khi sử dụng DPT-VGB-Hib cần lưu ý, không tiêm cho trẻ vắc-xin DPT-VGB-Hib nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng với vắcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc viêm gan B; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh mãn tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới sáu tuần tuổi vì vắcxin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên năm tuổi và người lớn sẽ tăng phản ứng sau khi tiêm do thành phần ho gà toàn tế bào có trong vắc-xin.

Webtretho (Tổng hợp)

Chồng bạn nghĩ gì về việc cho con bú?

Khi người bố ủng hộ và khích lệ việc cho con bú, người mẹ sẽ thấy thích thú hơn và sẽ cho con bú được lâu hơn.
Bất kì người bố nào cũng cần giúp đỡ, khích lệ, tự tin để có thể gắn kết với gia đình và thành viên mới hơn.
Đối với người mẹ, cho con bú là một điều tuyệt vời. Đây là nguồn sữa miễn phí, không bao giờ cạn. Tã lót của bé bú sữa mẹ không có mùi khó chịu. Những lợi ích của việc cho con bú còn nhiều hơn thế nữa. Nó giúp mẹ và con gắn kết với nhau hơn. Sữa mẹ là hỗn hợp hoàn hảo chất dinh dưỡng cho bé. Những bé bú sữa mẹ có khả năng bị các chứng như dị ứng thức ăn, các bệnh về hô hấp, đường ruột hay bị béo phì khi lớn lên thấp hơn trẻ bú sữa bình. Sữa mẹ cũng truyền khả năng miễn dịch đối với một số bệnh với bé. Rất nhiều người cho rằng mẹ nên cho con bú ít nhất là 1 năm.
Một điều nghe có vẻ lạ là không chỉ mẹ và con là những người bị ảnh hưởng bởi việc cho con bú mà người bố cũng thế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi người bố ủng hộ và khích lệ việc cho con bú, người mẹ sẽ thấy thích thú hơn và sẽ cho con bú được lâu hơn.
 
https://i0.wp.com/upload.sao.vn/123/huyen/06-10/02/bu.jpg


Bố khuyến khích mẹ cho con bú
Trước khi đứa trẻ được sinh ra, gần như toàn bộ các ông bố đều thấy rằng cho con bú là cách tốt nhất để nuôi trẻ và vợ nên làm điều đó càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, sau khi con sinh ra, nhiều ông bố đã thay đổi suy nghĩ. Không phải bởi vì họ không còn ủng hộ việc cho con bú nữa mà là việc họ cảm thấy mình là kẻ ngoài cuộc và thấy lo lắng.
Cho con bú sẽ duy trì mối quan hệ độc quyền của mẹ và bé trong suốt thời gian mang bầu. Và chính vì thế mà người bố sẽ có cảm giác sau:
* Sợ rằng việc cho con bú sẽ làm cho người bố khó gắn kết với con hơn.

* Cảm thấy mình là một kẻ vô dụng vì không thể làm được điều gì để thắng được bầu vú căng sữa kia.
 
https://i0.wp.com/upload.sao.vn/123/huyen/06-10/02/bu1.jpg

Mẹ sẽ cảm thấy thích thú và cho con bú lâu hơn

* Hơi hơi ghen với con vì đã chia cắt vợ chồng.

* Cảm thấy khuây khỏa khi con cai sữa vì cuối cùng bố đã đuổi kịp con trên đường đua.

* Nghĩ rằng vợ có đủ kiến thức và kĩ năng để làm một bà mẹ tốt.
Do đó, người vợ hãy bắt đầu bằng cách hiểu được cảm giác của chồng. Nếu vợ đang cho con bú thì vai trò nuôi con của bạn lúc này là chủ yếu, bạn có quyền mời người chồng ngồi cạnh hoặc bảo chồng ra ngoài. Người bố là người ủng hộ chính trong mối quan hệ mẹ – con, người mẹ cũng là nhân tố ủng hộ chính trong mối quan hệ bố – con. Vì thế, nên khuyến khích chồng khi vợ đang cho con bú để thúc đẩy được sự hài lòng của việc cho con bú sự hợp tác của cả hai bố mẹ trong việc nuôi con.
 

Theo eva

Giao tiếp hiệu quả bằng kí hiệu với trẻ sơ sinh

– Trở thành một người mẹ thực sự là một điều tuyệt vời nhưng cũng đặt lên vai bạn trách nhiệm nặng nề không kém. Lúc bé mới sinh, bạn cảm thấy thật mệt mỏi vì bé muốn bảo bạn điều gì đó mà bạn lại không thể hiểu được. Trong một số trường hợp, mẹ bé sẽ cảm thấy bị tủi thân và chán nản.
window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Thật may mắn là có một thứ gọi là ngôn ngữ kí hiệu của trẻ sơ sinh có thể giúp bạn giao tiếp với bé. Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ sơ sinh là một kĩ thuật sử dụng điệu bộ, cử chỉ của tay và hành động để giao tiếp với trẻ.
Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là khả năng học hỏi của bé sơ sinh là có thậm chí có cả trước khi bé sinh ra. Vì thế, bất kì điều gì bé nghe hoặc nhìn thấy, được chạm vào đều có thể kết giao với bé bằng những kí hiệu bạn dùng hoặc bạn chỉ tay.

Bé yêu có thể học từ bạn cách giao tiếp
Cách dạy hiệu quả nhất cho bé là bạn làm mẫu. Khi bạn chỉ cho bé những đồ vật, hành động, dùng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ của tay, bạn có thể để bé cảm nhận được đồ vật và hành động cùng với tay và chân của bé. Thêm nữa, cố gắng dùng những từ đơn giản kèm theo hành động và cử chỉ đó để làm mẫu. Trong thời gian này, bé chưa thể làm theo bạn thuần thục được nhưng bé cũng đang cố gắng học bạn.
Khi bạn hát hoặc nói chuyện với bé, hãy giữ tư thế ở mức tự nhiên nhất có thể. Không bắt buộc bé phải học kí hiệu ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Điều này thái quá sẽ khiến bé cảm thấy bị căng thẳng và giảm hứng thú. Mỗi bé là một thế giới riêng, không thể áp đặt, tự nhiên phát triển là cách tốt nhất.

Hãy dùng ngôn ngữ kí hiệu của bé để hiểu bé muốn gì!
Ví dụ, “đi tắm” là một hành động bạn dễ dạy bé nhất. Nói từ đó thật chậm rãi khi bạn đưa bé vào nhà tắm. Bạn cũng có thể dạy bé vẫy tay tạm biệt hoặc chào mọi người. Nếu dạy bé cười thì bạn đồng thời có thể xoa lưng cho bé. Mỗi khi bạn xoa lưng thì bé sẽ cười, cảm thấy vui vẻ, dễ chịu. Biện pháp này có ích mỗi khi bé cáu gắt, khóc lóc.
Khi bé bắt đầu lớn hơn và phát triển nhiều hơn các kĩ năng, bé có thể giao tiếp với bạn bằng cách sử dụng kí hiệu. Bạn đồng thời trau dồi kĩ năng này kèm theo những tiếng, những từ đơn giản song song với hành động của mình.
Hiểu bé muốn gì là điều thật khó nhưng tại sao bạn không thử cách này?

10 lời khuyên khi nuôi con năm đầu

Bạn có thể không được ngủ đủ giấc trong đêm nhưng làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời, con là món quà thực sự kì diệu. Sau đây là những lời khuyên từ chuyên gia cho năm đầu tiên nuôi trẻ của bạn:

Chỉ làm theo những lời khuyên hữu ích cho bạn

Lần đầu tiên làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè, thậm chí người lạ. Hãy mỉm cười, cám ơn người tốt bụng ấy vì lời khuyên nhưng việc nghe hay không là tùy ở bạn. Nếu bạn nghĩ nó hữu ích thì hãy làm theo còn không thì hãy xóa khỏi bộ nhớ.
Hãy tin vào bản năng
Bạn hãy làm điều gì tốt nhất cho bạn và con. Hãy nghe theo tiếng thì thầm trong đầu thay vì nhìn vào những gì người khác làm hay cuốn sách dạy bảo, tất nhiên là trong chừng mực nào đó. Mặc dù đây là lần đầu tiên làm mẹ thì bạn hãy để bản năng tự nhiên thôi thúc chính mình.
Đôi khi hãy để trẻ khóc
Bất cứ khi nào trẻ khóc là bạn sẽ vội bế con lên ngay và vỗ về. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau bụng thì sẽ khó dỗ dành trẻ hơn. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ khác và tránh cảm thấy có trách nhiệm dỗ trẻ. Không ai có lỗi trong trường hợp này cả. Hãy gọi cho bác sĩ nhi ngay để có những biện pháp kịp thời.

Làm mẹ là điều rất tuyệt vời
Cẩn thận khi cho con bú
Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách lý tưởng để trẻ nhận được những dưỡng chất tối ưu từ sữa mẹ như: kháng thể từ mẹ, giảm nguy cơ bị hen suyễn và dị ứng.
Nếu trẻ đến giai đoạn ăn dặm thì tiến hành từ từ thôi. Nên nhớ tránh xa một số loại thức ăn cho đến khi con được tròn một tuổi như: dâu tây, đậu phộng, chocolate, sữa bò, lòng trắng trứng.
Đừng giữ yên lặng khi bé ngủ
Nếu bạn muốn trẻ ngủ yên giấc trong những đêm bão bùng, tiếng chó sủa bất thình lình, tiếng pháo nổ khi tết đến thì tốt nhất là giúp trẻ làm quen với những tiếng động bất thường đó càng sớm càng tốt. Bởi không phải lúc nào bạn cũng tạo ra được một không gian yên tĩnh hoàn toàn bất cứ khi nào trẻ ngủ.
Cố gắng phá vỡ thói quen bú bình khi con được 1 tuổi
Một điều đúng với hầu hết các trẻ sơ sinh là: trẻ càng quen với cái gì lâu thì càng khó bỏ được thói quen đó. Mặc dù chẳng có gì là sai trái khi trẻ cần một cái gì đó để an ủi như thú bông chẳng hạn thì bạn vẫn muốn thôi cho trẻ bú bình khi con lên 1 tuổi. Hãy chuyển sang cái cốc uống nước dài và giữ cho con uống kẻo sặc sẽ giúp con làm quen với đồ vật mới dễ hơn và đỡ cảm thấy lạ lẫm.
Không để trẻ ngủ cùng bố mẹ

Hãy tin vào bản năng của chính bạn
Rất nhiều bố mẹ cho trẻ sơ sinh ngủ cùng để dễ dàng ru con ngủ và có thể cho bú nhanh chóng trong đêm. Nhưng điều này là không nên vì trẻ rất dễ bị ngạt thở nếu mẹ vô tình quàng tay qua người trong lúc ngủ. Tốt hơn hết là đặt trẻ nằm trong nôi ở trong phòng bố mẹ.
Không cảm thấy áp lực khi tham gia lớp học với trẻ
Trong năm đầu tiên, con bạn đã học được rất nhiều điều mới mẻ một ngày. Đừng ngừng kháng cự với áp lực phải bắt con tham gia vào lớp học ở tuổi nhỏ như vậy. Bạn có thể cung cấp mọi thứ con cần để phát triển trong năm đầu tiên bằng cách cho con học tập ở nhà và hàng xóm xung quanh. Hát với trẻ, đọc cho trẻ nghe, chơi với trẻ và tặng trẻ nhiều kích thích bằng thị giác khác nhau. Khi đi chơi với trẻ, bạn hãy chỉ những vật xung quanh và giải thích đó là gì, giới thiệu những hình, màu sắc mới cho trẻ ở môi trường xung quanh.
Hãy luôn sẵn sàng
Cuộc sống có con trẻ không nhất nhất đi theo kế hoạch của bạn. Không có gì dạy được tính kiên nhẫn như việc mới làm cha mẹ. Lời khuyên tốt nhất là hãy chuẩn bị tinh thần càng nhiều càng tốt. Luôn luôn chuẩn bị tinh thần thay bỉm, quần áo cho con vì lúc này con chưa ý thức được mình sẽ đi vệ sinh.
Tận hưởng mọi giây phút ở bên trẻ
Năm đầu tiên của trẻ trôi đi rất nhanh, đến nỗi mà nhiều khi bạn không nhận ra là thời gian đã trôi đi nhanh thế. Hãy chụp thật nhiều ảnh, quay video trong những dịp đặc biệt, và tận hưởng mọi giây phút ở bên bé yêu của bạn.

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Từ khi sinh ra, bé hầu như chỉ ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc đầy đủ giấc ngủ cho con.

Điển hình giấc ngủ ở lứa tuổi này
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều – thường ngủ từ 14 đến 18 tiếng một ngày trong tuần đầu tiên và ngủ từ 12 đến 16 tiếng một ngày vào thời điểm bé được một tháng tuổi. Nhưng hầu hết các bé đều không chịu nằm ngủ quá 2 – 4 tiếng mỗi giấc ngủ, bất kể ngày hay đêm trong suốt những tuần đầu sau khi sinh.
Kết quả là bé ngủ rất nhiều giấc trong ngày và vô cùng thất thường, khiến bố mẹ mệt mỏi vì lịch sinh hoạt bị đảo lộn. Việc của bạn là phải tuân theo các hoạt động thay đổi từ bé cho nên cần thức dậy vài lần trong đêm để thay tã, cho bé bú và dỗ dành bé mỗi khi tỉnh giấc.
Chu kỳ ngủ
Chu kỳ ngủ của bé ngắn hơn người lớn chúng ta rất nhiều và trẻ sơ sinh thường ngủ trong tình trạng mắt chuyển động nhanh (Hay còn gọi là hiện tượng mắt chuyển động nhanh – REM), là điều kiện cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Giấc ngủ REM thường dễ bị phá vỡ và khiến bé dễ bị tỉnh giấc hơn.
Giai đoạn này, bé thường ngủ rất nhiều.
Giai đoạn tiếp theo
Vào tuần từ 6-8, hầu hết các bé bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm. Tuy vậy, bạn vẫn phải tiếp tục thức giấc để cho bé bú mỗi đêm. Tình trạng giấc ngủ REM vẫn diễn ra nhưng với thời lượng ngắn hơn, bé sẽ có giấc ngủ sâu hơn.
Vào khoảng từ 3-6 tháng, các bác sĩ cho biết, hầu hết các bé đều có thể ngủ một mạch đến sáng. Tất nhiên, không có nghĩa là bé ngủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng thường thường bé ngủ khoảng sáu tiếng và kéo dài đến khi trời sáng.
Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm ngay khi vừa được 6 tuần tuổi, nhưng ngược lại, nhiều trẻ đến 5, 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Nếu mục tiêu của bạn là dạy cho con một thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ ngay từ đầu, thì có thể dạy con ngay từ nhỏ.
Làm thế nào giúp con thiết lập thói quen ngủ đều đặn
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cho con đi ngủ đúng giờ:
Tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi
Trong khoảng từ 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết trẻ em chỉ tỉnh dậy khoảng hai tiếng giữa mỗi giấc ngủ và sau đó sẽ tiếp tục ngủ. Nếu quá hai tiếng mà bé vẫn chưa đi ngủ, đó có thể là dấu hiệu bé bị mệt và gặp vấn đề với giấc ngủ.
Để ý kỹ các dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi.
Hãy để ý các dấu hiệu mệt mỏi của trẻ. Bé có dụi mắt, kéo tai hay không? Mắt bé có xuất hiện những vết thâm nhỏ dưới mắt không? Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc buồn ngủ, hãy cố gắng ru con ngủ. Khi đã quen với các thói quen của trẻ, tự người mẹ sẽ nhận ra lúc nào cần cho con ăn, cần cho con ngủ mà không cần phải tìm hiểu các dấu hiệu mệt mỏi từ trẻ.
Dạy bé biết phân biệt ngày và đêm
Một số trẻ thường thức vào ban đêm (có thể bị ảnh hưởng một chút từ mẹ khi mang thai) và thường tỉnh dậy ngay khi bạn đang muốn đi ngủ. Nếu trong những ngày đầu, bạn không thể làm gì để cải thiện tình hình thì khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể dạy bé phân biệt ngày, đêm.
Khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi, tiếng máy giặt… Nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy.
Vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc. Giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.
Xem xét việc xây dựng thói quen ngủ cho bé
Không bao giờ là quá sớm khi bạn bắt đầu cố gắng hình thành thói quen đi ngủ cho trẻ. Việc thay đổi này đôi khi chỉ đơn giản như thay đổi giường ngủ, hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon…
Không bao giờ là quá sớm khi dạy bé thói quen đi ngủ.
Luyện cho bé thói quen tự đi ngủ
Vào thời điểm bé được từ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tự mình đi ngủ bằng cách đặt bé xuống giường mỗi khi thấy bé buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, thời điểm này con chưa nhận thức được nhiều thứ xung quanh nên những điều bố mẹ làm lúc này không tác động gì đến con, nhưng thực chất, nó tác động rất nhiều. Nếu trong 8 tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn buộc con đi ngủ đều đặn mỗi tối thì bé sẽ tuân theo và không mong đợi có điều gì khác xảy ra vào mỗi tối, ngoài việc ngoan ngoãn đi ngủ.
Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách làm này. Một số bậc cha mẹ chọn lựa cho con ngủ bằng cách đu đưa, ru ngủ, cho đến khi bé ngủ bởi họ tin rằng đó là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi bé thích thú với giấc ngủ, bé sẽ phát triển tốt và ngủ tốt.
Mỗi người có một cách lựa chọn chăm sóc giấc ngủ cho con khác nhau, không nhất thiết phải làm theo người khác, nhưng điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải biết như thế nào là an toàn và tốt nhất cho sự phát triển của con.

Ngày hè, bé uống bao nhiêu nước là đủ?

  Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống chỉ cần uống sữa mẹ, hoặc các loại sữa dành riêng cho trẻ, và trong đó đã đủ hàm lượng nước và dinh dưỡng cần cho bé. 1 -2 thìa nước cà phê nhỏ để bé làm sạch khoang miệng sau mỗi lần ăn là đủ. Do đó, gia đình không cần cho bé uống thêm quá nhiều nước vào mùa hè. Nhiều mẹ lo nghĩ, mùa hè nóng bức, bé háo nước nên nghĩ cách pha loãng sữa, một công đôi việc để bé vừa có sữa, lại vừa có nước. Nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, không chỉ khiến bé phải tiếp quá nhiều nước vào cơ thể, trong khi lượng sữa lại giảm, ảnh hưởng đến dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng.

Thận của bé 6 tháng tuổi chưa phát triển toàn diện, nên uống nhiều nước hơn, đồng nghĩa với việc thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải ra nước, và, trong quá trình đó, quả thận xinh xinh của bé cũng thải luôn ra cả những dưỡng chất dưới dạng nước. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của não, khiến bé mất ngủ, hay giật mình, nhiệt độ cơ thể không ổn định… Do đó, tuyệt đối không ép bé ở độ tuổi này uống nhiều nước.

Ở những giai đoạn khác nhau, bé sẽ có những nhu cầu khác nhau về lượng nước

Từ 6 tháng – 1 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu ăn dặm. Đồ ăn phong phú hơn, lượng nước bé tiếp nhận không chỉ đến từ sữa, mà còn từ các loại rau xanh và hoa quả. Do đó, mẹ nên dựa vào thức ăn hàng ngày của bé để điều chỉnh lượng nước. Ví dụ, nếu bé ăn nhiều đồ khô, loại quả ít nước, nên cho bé uống nước nhiều hơn. Mỗi khi ăn xong bột, chuối… nên cho bé uống khoảng 2 thìa nước lọc, từ 15 – 30 ml. Điều này giúp bé làm sạch khoang miệng, và tập dần cho bé thói quen uống nước sau này. Trong một ngày, bé cần khoảng 200 – 300ml nước.
Từ 1 tuổi trở lên
Lúc này, bé có thể tự quyết định lượng nước bé cần, nhất là khi bé đã có thể tự cầm những chiếc cốc đặc chế xinh xinh cho trẻ con. Mẹ có vai trò hướng dẫn để bé có thói quen uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Không phải đợi đến lúc khát mới uống, vì như vậy chắc chắn do nghịch, mải chơi hoặc đôi chút biếng nhác, bé sẽ quên đi việc phải uống nước.
Ngày hè, trời nóng, nhiều bé có thói quen uống quá nhiều nước trong một lần, nhất là sau khi chơi đùa. Mẹ nhớ không nên để bé làm như vậy, và nếu có khát, cũng uống từ từ, từ 100 – 150 ml mỗi lần uống, và nếu tiếp tục có nhu cầu , thì hãy đợi từ 5 – 10 phút sau mới uống tiếp.

Giấc ngủ của trẻ từ 3-6 tháng tuổi

Điển hình giấc ngủ ở lứa tuổi này
Khi được 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ em đều ngủ khoảng từ 12 đến 15 tiếng một ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ ngắn ban ngày.
Rèn luyện giấc ngủ cho trẻ
Thông thường, ở độ tuổi 3 tháng hoặc hơn, các em bé bắt đầu phát triển mô hình ngủ/ thức thường xuyên hơn và gần như giảm thói quen bú mẹ vào ban đêm.
Điều này không có nghĩa là bạn ngay lập tức có thể áp dụng một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho bé ngay, giống như với các bé lớn. Trên thực tế, trong suốt 3 tháng đầu đời, bé đã dần dần hình thành một mô hình giấc ngủ phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình. Nhưng nếu bạn muốn bé ngủ được lâu hơn và thường xuyên hơn, thì khoảng thời gian này là lúc thích hợp để rèn luyện thói quen ngủ của bé.
Từ 3 tháng tuổi trở đi, mẹ nên rèn thói quen ngủ cho bé.
Bạn cần nhớ rằng, không phải trẻ nào cũng phát triển theo một lịch trình nhất định. Hãy quan sát phản ứng của con để tiến hành luyện thói quen ngủ và nếu thấy con chưa sẵn sàng, bạn có thể từ từ và thử lại trong vài tuần sau đó.
Ngủ suốt đêm
Tại một số thời điểm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, hầu hết các trẻ sơ sinh đều có thể ngủ suốt đêm. Tất nhiên, suốt đêm ở đây không phải là đầy đủ 8 tiếng, mà đối với trẻ em, suốt đêm thường có nghĩa là bé ngủ trong khoảng 5 đến 6 tiếng (mặc dù đôi khi có một số trẻ có thể ngủ lâu hơn.)
Tất nhiên, giấc ngủ này của bé hơi khác một chút so với giấc ngủ kéo dài từ 8 đến 9 tiếng của người lớn. Nhưng đây lại là một dấu mốc quan trọng đối với cả bạn và em bé, giúp bạn có một chu kỳ ngủ ổn định và được nghỉ ngơi vào sáng sớm.
Nếu con bạn vẫn không thể ngủ suốt đêm và kéo dài khoảng 5 đến 6 tiếng ở giai đoạn này vì bé phải dậy vào ban đêm để bú sữa mẹ thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Qua giai đoạn 6 tháng, bé sẽ tự động “cai sữa ban đêm” thôi.
Tỉnh giấc giữa đêm
Dù đã một thời gian dài ngủ rất nề nếp, đúng giờ, nhưng đột nhiên vài tháng sau, bé lại có thói quen tỉnh giấc lúc nửa đêm, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên về điều này.
Đôi khi bé tỉnh dậy lúc nửa đêm là có lý do đấy mẹ ạ!
Có thể bạn cảm thấy bực bội và khó hiểu về thói quen này của con, nhưng bạn biết không, bé có lý do của mình đấy. Lúc này, bé đã nhận thức được những gì xảy ra xung quanh mình và tỉnh giấc đòi mẹ. Hoặc có thể bé đang dần biết trườn, bò và quá háo hức rèn luyện kỹ năng này đến mức thực hiện cả trong giấc mơ và do đó tự làm mình tỉnh giấc.
Làm thế nào giúp con thiết lập thói quen ngủ đều đặn
Dưới đây là một số mẹo giúp bé ngủ ngon ở độ tuổi này:
Thiết lập giờ đi ngủ và giờ ngủ ngày – buộc bé phải thực hiện theo
Vì là trẻ sơ sinh nên bạn chỉ biết bé cần đi ngủ khi thấy các dấu hiệu buồn ngủ của bé như xoa mắt, xoa tai… Nhưng khi bé lớn hơn một chút, bạn nên thiết lập giờ đi ngủ thường xuyên để điều chỉnh mô hình ngủ của trẻ.
Một số trẻ ngủ 6 tiếng mỗi đêm hoàn toàn tự nhiên, nhưng một số trẻ khác thì lại ngược lại. Và tất nhiên, thói quen của các thành viên khác trong gia đình cũng có ảnh hưởng tới thói quen ngủ của trẻ.
Chọn một lịch ngủ phù hợp với cả gia đình và buộc cả nhà cùng bé nghiêm ngặt tuân theo. Nếu con bạn vẫn tỉnh khi đã đến giờ đi ngủ, hãy xem xét điều này: Hoạt động quá nhiều vào lúc muộn như vậy có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi.
Bạn có thể bắt đầu kế hoạch cho bé ngủ ngày trong một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như ngủ lúc 9 giờ sáng, ngủ trưa và lúc 3 giờ chiều. Hoặc bạn chỉ cho bé ngủ khi bé đã tỉnh dậy được khoảng 2 tiếng. Miễn là bé có thể ngủ đủ, bạn áp dụng biện pháp nào ở trên cũng đều hợp lý.
Nếu bé của bạn khó ngủ hoặc khó kéo dài giấc ngủ, cả ngủ ngày và đêm, bạn hãy cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường. Việc trẻ quá mệt mỏi cũng khiến giấc ngủ khó đến và ngủ không ngon.
Hãy ru bé ngủ hàng đêm.
Bắt đầu phát triển thói quen ngủ
Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu làm vậy thì thời điểm này là lúc thích hợp rồi đấy. bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: tắm cho trẻ, thay đổi giường ngủ, đọc truyện cho bé nghe, hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon.
Dù thói quen đi ngủ của gia đình như thế nào thì bạn cũng phải đảm bảo nó nhất quán với thời gian ngủ của trẻ.
Gọi bé dậy vào buổi sáng để bé quen với thời gian ban ngày
Việc đánh thức bé dậy vào buổi sáng thường xuyên khi bé đang ngủ sẽ giúp thiết lập đồng hồ sinh học hàng ngày của bé. Trẻ cần phải tuân theo một mô hình ngủ/ thức hợp lý và thường xuyên. Vào một giờ cố định buổi sáng, hãy đánh thức bé dậy, điều đó sẽ giúp bé duy trì được lịch trình ngủ thường xuyên.
Khuyến khích con tự đi ngủ
Tất cả chúng ta, cả trẻ em và người lớn, đều tỉnh giấc một vài lần mỗi đêm trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng từ vài giây đến vài phút). Với người lớn, chúng ta dễ dàng quay trở lại ngủ và thậm chí không hề nhớ đến lúc tỉnh dậy đó.
Khả năng tự đi ngủ lại là chiếc chìa khóa quan trọng mà bạn cần giúp con có được. Nhiều trẻ có được điều này rất tự nhiên, nhưng nhiều trẻ lại cần đến sự rèn luyện từ cha mẹ. Một cách bạn có thể áp dụng là đặt con xuống giường khi bé đang chuẩn bị buồn ngủ và ngồi lại với con một lúc khi bé ngủ.

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề giấc ngủ của trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi và những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, hãy quay lại Eva.vn vào 11h trưa ngày mai để theo dõi tiếp nhé!

Gợi ý khi bé ăn dặm

– Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy cho trẻ ăn 1 – 2 thìa thức ăn/ngày. Sau đó có thể cho trẻ ăn 2 bữa nếu thấy trẻ phản ứng tốt sau 1 – 2 tuần.
window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Khi trẻ gần 1 tuổi, thức ăn dặm mới trở nên cần thiết hơn, cung cấp những dinh dưỡng quan trọng và giúp thiết lập thói quen ăn uống sau này của trẻ.
Từ 6-8 tháng tuổi
Trẻ nên ăn ngũ cốc, trái cây, rau cộng với 3 -5 lần bú sữa mẹ hoặc 680-910 ml sữa công thức. 
Bữa sáng
Hai thìa bột ngũ cốc cho bé. Không cần phải nhất thiết là gạo mà có thể thử loại ngũ cốc khác như: bột yến mạch và bột mì.
Bữa trưa
1-2 thìa bột ngũ cốc, 2 thìa trái cây hay rau xay nhuyễn (xoài chín, khoai lang, đậu…)
Bữa tối
1-2 thìa bột ngũ cốc, 1-2 thìa trái cây, rau củ xay nhuyễn (bột cà rốt, chuối, mơ…)

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé đã có thể ăn dặm
Từ 8-11 tháng tuổi
Thêm thịt và thức ăn cắt nhỏ vào bữa ăn hàng ngày. Bé vẫn cần bú 3-5 lần hay 680-910 ml sữa công thức mỗi ngày.
Bữa sáng
2-3 thìa bột ngũ cốc, 1 thìa trái cây: kiwi thái nhỏ, chuối thái nhỏ, đào chín, dưa hấu , dưa ruột vàng.
Bữa trưa
2-3 thìa bột ngũ cốc, 2 thìa trái cây xay nhuyễn, 1 thìa thức ăn cắt nhỏ như hạt ngũ cốc, bơ, tào phớ, bí xanh thái nhỏ.
Bữa tối
2 thìa rau xay nhuyễn, 1-2 thìa thịt xay (gà hoặc bò), 1 thìa thức ăn cắt nhỏ như: dứa, đào, xoài, chuối.
Từ 12-24 tháng tuổi

Nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu
Chỉ nên cho trẻ uống khoảng 2 cốc sữa mỗi ngày. Vẫn có thể cho bú sữa hoặc uống sữa công thức nhưng thức ăn dặm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu.
Bữa sáng
1 lát bánh mì nướng, 1 quả trứng, 6 lát nho, 60 ml sữa. Có thể cho trẻ ăn chuối cắt nhỏ trộn với 60 ml sữa.
Bữa trưa
2 bánh quy giòn, 1 lát pho mát dày, ¼ bát hoa súp lơ xanh nấu mềm, 60 ml sữa.
Bữa ăn nhỏ: ¼ bát ngũ cốc, ¼ bát dưa chín.
Bữa tối
½ bát mì với nước sốt cà chua, 30 g thịt bò thăn, 2 thìa rau cắt nhỏ, 60 ml sữa.
Bữa ăn nhỏ: ¼ bát trái cây cắt nhỏ, ¼ cốc sữa chua.
Bé có thể đã có sự hydrat hóa cần thiết từ sữa mẹ hay sữa công thức nhưng mẹ vẫn nên cho trẻ uống một cốc nước nhỏ khi ăn sau 6 tháng tuổi để giúp bé quen với việc uống nước trắng từ cốc. Sau 1 tuổi, bé nên uống 2 cốc nước mỗi ngày.

Rèn giấc ngủ cho con từ 6-9 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn này, giấc ngủ của trẻ đã có những thay đổi đáng kể, nhất là việc chuyển từ thói quen ngủ ngày sang dần ban đêm. Hãy tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ từ 3-6 tháng tuổi nhé!

Điển hình giấc ngủ ở lứa tuổi này!
Khi được 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ em đều ngủ khoảng từ 12 đến 15 tiếng một ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ ngắn ban ngày.!

Rèn luyện giấc ngủ cho trẻ!
Thông thường, ở độ tuổi 3 tháng hoặc hơn, các em bé bắt đầu phát triển mô hình ngủ/ thức thường xuyên hơn và gần như giảm thói quen bú mẹ vào ban đêm.!
Điều này không có nghĩa là bạn ngay lập tức có thể áp dụng một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho bé ngay, giống như với các bé lớn. Trên thực tế, trong suốt 3 tháng đầu đời, bé đã dần dần hình thành một mô hình giấc ngủ phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình. Nhưng nếu bạn muốn bé ngủ được lâu hơn và thường xuyên hơn, thì khoảng thời gian này là lúc thích hợp để rèn luyện thói quen ngủ của bé.!
 
https://i0.wp.com/upload.sao.vn/123/huyen/06-10/02/bengu.jpg

Từ 3 tháng tuổi trở đi, mẹ nên rèn thói quen ngủ cho bé.!
Bạn cần nhớ rằng, không phải trẻ nào cũng phát triển theo một lịch trình nhất định. Hãy quan sát phản ứng của con để tiến hành luyện thói quen ngủ và nếu thấy con chưa sẵn sàng, bạn có thể từ từ và thử lại trong vài tuần sau đó.!

Ngủ suốt đêm!
Tại một số thời điểm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, hầu hết các trẻ sơ sinh đều có thể ngủ suốt đêm. Tất nhiên, suốt đêm ở đây không phải là đầy đủ 8 tiếng, mà đối với trẻ em, suốt đêm thường có nghĩa là bé ngủ trong khoảng 5 đến 6 tiếng (mặc dù đôi khi có một số trẻ có thể ngủ lâu hơn.)!
Tất nhiên, giấc ngủ này của bé hơi khác một chút so với giấc ngủ kéo dài từ 8 đến 9 tiếng của người lớn. Nhưng đây lại là một dấu mốc quan trọng đối với cả bạn và em bé, giúp bạn có một chu kỳ ngủ ổn định và được nghỉ ngơi vào sáng sớm.!
Nếu con bạn vẫn không thể ngủ suốt đêm và kéo dài khoảng 5 đến 6 tiếng ở giai đoạn này vì bé phải dậy vào ban đêm để bú sữa mẹ thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Qua giai đoạn 6 tháng, bé sẽ tự động “cai sữa ban đêm” thôi.!
Tỉnh giấc giữa đêm!
Dù đã một thời gian dài ngủ rất nề nếp, đúng giờ, nhưng đột nhiên vài tháng sau, bé lại có thói quen tỉnh giấc lúc nửa đêm, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên về điều này.!
 
https://i0.wp.com/upload.sao.vn/123/huyen/06-10/02/bengu2.jpg


Đôi khi bé tỉnh dậy lúc nửa đêm là có lý do đấy mẹ ạ!!
Có thể bạn cảm thấy bực bội và khó hiểu về thói quen này của con, nhưng bạn biết không, bé có lý do của mình đấy. Lúc này, bé đã nhận thức được những gì xảy ra xung quanh mình và tỉnh giấc đòi mẹ. Hoặc có thể bé đang dần biết trườn, bò và quá háo hức rèn luyện kỹ năng này đến mức thực hiện cả trong giấc mơ và do đó tự làm mình tỉnh giấc.!

Làm thế nào giúp con thiết lập thói quen ngủ đều đặn!
Dưới đây là một số mẹo giúp bé ngủ ngon ở độ tuổi này:!
Thiết lập giờ đi ngủ và giờ ngủ ngày – buộc bé phải thực hiện theo!
Vì là trẻ sơ sinh nên bạn chỉ biết bé cần đi ngủ khi thấy các dấu hiệu buồn ngủ của bé như xoa mắt, xoa tai… Nhưng khi bé lớn hơn một chút, bạn nên thiết lập giờ đi ngủ thường xuyên để điều chỉnh mô hình ngủ của trẻ.!
Một số trẻ ngủ 6 tiếng mỗi đêm hoàn toàn tự nhiên, nhưng một số trẻ khác thì lại ngược lại. Và tất nhiên, thói quen của các thành viên khác trong gia đình cũng có ảnh hưởng tới thói quen ngủ của trẻ.!
Chọn một lịch ngủ phù hợp với cả gia đình và buộc cả nhà cùng bé nghiêm ngặt tuân theo. Nếu con bạn vẫn tỉnh khi đã đến giờ đi ngủ, hãy xem xét điều này: Hoạt động quá nhiều vào lúc muộn như vậy có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi.!
Bạn có thể bắt đầu kế hoạch cho bé ngủ ngày trong một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như ngủ lúc 9 giờ sáng, ngủ trưa và lúc 3 giờ chiều. Hoặc bạn chỉ cho bé ngủ khi bé đã tỉnh dậy được khoảng 2 tiếng. Miễn là bé có thể ngủ đủ, bạn áp dụng biện pháp nào ở trên cũng đều hợp lý.!
Nếu bé của bạn khó ngủ hoặc khó kéo dài giấc ngủ, cả ngủ ngày và đêm, bạn hãy cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường. Việc trẻ quá mệt mỏi cũng khiến giấc ngủ khó đến và ngủ không ngon. !
 
 
https://i0.wp.com/upload.sao.vn/123/huyen/06-10/02/bengu3.jpg
Hãy ru bé ngủ hàng đêm.!

Bắt đầu phát triển thói quen ngủ!
Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu làm vậy thì thời điểm này là lúc thích hợp rồi đấy. bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: tắm cho trẻ, thay đổi giường ngủ, đọc truyện cho bé nghe, hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon.!
Dù thói quen đi ngủ của gia đình như thế nào thì bạn cũng phải đảm bảo nó nhất quán với thời gian ngủ của trẻ.!
Gọi bé dậy vào buổi sáng để bé quen với thời gian ban ngày!
Việc đánh thức bé dậy vào buổi sáng thường xuyên khi bé đang ngủ sẽ giúp thiết lập đồng hồ sinh học hàng ngày của bé. Trẻ cần phải tuân theo một mô hình ngủ/ thức hợp lý và thường xuyên. Vào một giờ cố định buổi sáng, hãy đánh thức bé dậy, điều đó sẽ giúp bé duy trì được lịch trình ngủ thường xuyên.!
Khuyến khích con tự đi ngủ!
Tất cả chúng ta, cả trẻ em và người lớn, đều tỉnh giấc một vài lần mỗi đêm trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng từ vài giây đến vài phút). Với người lớn, chúng ta dễ dàng quay trở lại ngủ và thậm chí không hề nhớ đến lúc tỉnh dậy đó.!
Khả năng tự đi ngủ lại là chiếc chìa khóa quan trọng mà bạn cần giúp con có được. Nhiều trẻ có được điều này rất tự nhiên, nhưng nhiều trẻ lại cần đến sự rèn luyện từ cha mẹ. Một cách bạn có thể áp dụng là đặt con xuống giường khi bé đang chuẩn bị buồn ngủ và ngồi lại với con một lúc khi bé ngủ.!

Giúp bé yêu món rau

  – Hãy áp dụng những cách đơn giản sau để giúp trẻ yêu thích vị rau củ và làm cho quá trình chuyển sang ăn dặm dễ dàng hơn.

window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Cho bé làm quen với vị rau qua sữa mẹ
Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ sơ sinh sẽ thích loại thứ ăn mà sản phụ ăn trong thời kì cho con bú. Hương vị thức ăn mà mẹ ăn sẽ truyền sang trẻ qua sữa mẹ. Bé có thể nhận ra hương vị và khi tiếp xúc với loại thức ăn đó, bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Do đó, mẹ nên  ăn nhiều rau xanh khi cho con bú.
Cho trẻ ăn dặm đầu tiên bằng các món rau
Theo hiệp hội y khoa Mĩ, mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi được 6 tháng  tuổi. Mẹ có thể cho thêm rau đã xay nhuyễn vào thức ăn dặm nhưng nên tránh các thức ăn có tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng như ngô. Bắt đầu cho con ăn các loại rau có vị ngọt như bí đỏ, cà rốt, bơ. Cho bé ăn vài thìa rau/ngày trong vòng 1 tuần sẽ giúp bé quen dần với hương vị. Sau đó cứ tăng dần cho đến khi bé ăn được nửa bát mỗi ngày.

Hãy nghĩ đến nồng độ nitrat
Nitrat trong đất, phân bón, nước sẽ có trong rau và có thể gây hại cho bé. Nồng độ nitrat có nhiều nhất ở rau bina, cà rốt, bí đỏ, củ cải đường, đậu xanh. Ở 6 tháng tuổi, bé đã có thể tiêu hóa được nitrat an toàn thì cũng không nên để bé hấp thụ quá nhiều một lúc.
Tránh các phản ứng phụ khó chịu
Các loại rau có chứa nhiều lưu huỳnh như: súp lơ, bông cải xanh, cải bắp, đậu có thể khiến bé đau bụng vì chúng sản sinh ra nhiều khí hơi. Mẹ hãy chờ đến khi bé lớn hơn 1 chút hoặc trộn với 1 loại rau khác như khoai tây để hạn chế nguy cơ.

Trẻ thích ngọt
Để làm cho món rau thêm ngon miệng hơn thì bạn hãy kèm vào món rau một loại trái cây. Bé sẽ thích món đậu xanh hơn nếu được ăn đào ngay sau đó. Bé sẽ biết liên hệ vị ngọt từ trái cây với rau và khiến cho bé ăn được nhiều hơn.
Mẹ cũng cần rau xanh
Mẹ cũng nên ăn 3 bát rau xanh và 2 bát trái cây mỗi ngày. Nếu mẹ cảm thấy khó khăn thì có thể thử theo cách sau: một cốc nước cam và một cốc dâu tây khi ăn sáng, cà rốt vào bữa trưa, táo hoặc chuối vào tầm chiều chiều và 1 đĩa salad vào bữa tối. Hãy làm gương cho con nữa.