Category Archives: Vấn Đề Tuổi Tác

Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn?

Tuổi tác là vấn đề khá tế nhị trong tình yêu. Đôi khi, chỉ vì quan niệm không hợp tuổi mà nhiều đôi trai tài gái sắc đã phải xa nhau.
Thông thường, nam hơn nữ từ 4 đến 6 tuổi được coi là sự chênh lệch “lý tưởng”. Tuy nhiên, nếu hai bạn bằng tuổi nhau, điều đó cũng chẳng có gì đáng ầm ĩ.
Tình yêu bắt nguồn từ tình bạn
Khi nhắc đến tình yêu bằng tuổi, chúng ta thường nghĩ tới ngay mối tình đầu của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là thời điểm nhạy cảm và lãng mạn nhất khi những cô cậu học trò có chút ít rung rinh, xao xuyến với người bạn cùng lớp, cùng trường. Không phải mối tình đầu nào trong thời đi học cũng có kết quả như ý muốn, nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều cặp vợ chồng từng là bạn học của nhau. Thời gian quen nhau lâu, lại có cơ hội là bạn trước khi là người yêu, nên họ dễ hiểu nhau và yêu nhau nhiều hơn.
Thêm sức mạnh
Với những cặp vợ chồng bằng tuổi, việc có chung những người bạn không còn là điều quá xa lạ. Ngoài bạn bè học chung từ thời đại học, phổ thông, họ còn có thể kết thân với bạn của chồng (vợ) một cách nhanh chóng vì lứa tuổi không quá “chênh” nhau. Điều này rất có lợi cho cuộc sống của họ. Khi đi chơi, gặp gỡ bạn bè, cả hai vợ chồng cùng có thể tham gia cuộc vui mà không phải ở trong tình cảnh “chàng đi chơi, nàng giận dỗi nằm nhà” hoặc ngược lại. Trong trường hợp người vợ (hoặc chồng) đi chơi “cá lẻ” với bạn của cô ta (anh ta), người nằm nhà cũng không vì thế mà ấm ức hoặc ghen tuông vì họ quá biết rõ những người bạn của vợ (chồng) mình.
Yêu người bằng tuổi
Các cụ ta ngày xưa vẫn cho rằng việc kết hôn với người cùng tuổi có vô vàn thuận lợi. Vợ chồng cứ ngồi không, chẳng phải làm việc thì cũng không bao giờ sợ chết đói. Tất nhiên, chẳng có cặp vợ chồng bằng tuổi nào được hưởng cái cảnh “ngồi mát mà ăn bát vàng” như thế. Nhưng xem ra, đó cũng là lời an ủi, động viên cho những đôi lứa ngang tuổi nhau. Thông thường, nam giới phát triển chậm hơn nữ giới về cách suy nghĩ, tâm lý nên trong những ngày đầu yêu nhau, các bạn gái luôn phải chấp nhận thái độ “cư xử như kiểu trẻ con” của các chàng. Thực tế, những anh chàng hơn tuổi có đủ sự chính chắn, chững chạc hơn trong tình yêu.
Thật ra, điều quan trọng trong cuộc sống gia đình chính là tình cảm chân thật bắt nguồn từ hai phía. Cho dù các bạn có “đẹp tuổi” đến thế nào, nhưng các bạn chỉ đến với nhau bằng những toan tính, mưu lợi thì tình cảm ấy, dứt khoát rồi cũng vỗ cánh bay xa…
Cảm thông cho nhau
Xét về mặt tâm lý, nếu tuổi tác trong tình yêu chênh lệch quá nhiều, họ sẽ có những khoảng cách rất xa về sự khác biệt thế hệ. Tình yêu bằng tuổi cũng có cái hay riêng của nó. Vì cùng chung độ tuổi, hai bạn có những sở thích, suy nghĩ phần nào tương đồng nhau. Vì thế, các bạn rất dễ chia sẻ, thông cảm cho nhau trong những thăng trầm của cuộc sống.
Sau khi lấy nhau, vì phải lo toan cuộc sống gia đình với hàng đống trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, nữ giới có xu hướng “già trước tuổi” so với chồng mình, trong khi các ông lại có vẻ “hồi xuân” và trẻ trung hơn lúc trước. Nếu người vợ không biết tân trang lại nhan sắc, rất có thể chồng nàng sẽ “chán cơm” mà “thèm phở” đấy.
Theo GĐXH

Thích lấy chồng già


“Gái hơn hai, trai hơn một” từ lâu đã trở thành “công thức” kết hôn cho nhiều người. Công thức này nói rằng vợ chồng có hơn nhau một hai tuổi cũng là bình thường. Nhưng hiện nay có nhiều bạn gái quyết định “lấy chồng già” để được chiều chuộng hơn. Họ là ai, họ có thật sự hạnh phúc bên người chồng “quá chững chạc” ấy không?

Hạnh phúc có mỉm cười?

Không ai dám khẳng định rằng không có những đôi vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác mà vẫn có hạnh phúc, nhưng số đó không nhiều. Không có hạnh phúc nào không phải trả một cái giá nhất định. Đa số những ông chồng già và những cô vợ trẻ thời kỳ đầu chung sống khá hòa hợp. Nhưng cả hai đều phải “kẻ kiễng chân”, người “nhún mình”. Càng về sau sự “chệch choạc” càng hiện rõ, bởi ai có thể nhún hay kiễng chân mãi được?

Khi mới lấy vợ, khả năng làm chồng của các ông lớn tuổi có thể trở nên mạnh mẽ trong một thời gian nhất định, do cảm hứng mới mẻ, trẻ trung do người vợ mang lại.

Song không ai cưỡng lại được quy luật của thời gian, nên không chóng thì chầy khả năng ấy cũng giảm dần. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số cô gái trẻ sau khi lấy chồng lớn tuổi một thời gian, bắt đầu thất vọng và nghĩ đến một người đàn ông khác trẻ trung hơn.

Nhưng sự khập khiễng về đời sống tâm lý, tinh thần của họ mới là điều đáng nói hơn. Cô gái trẻ tên C. có người chồng hơn mình 15 tuổi tâm sự: “Nghĩ rằng lấy anh ấy già hơn, anh ấy sẽ biết điều, cuộc sống sẽ khá hơn. Ai ngờ lấy anh ấy em lại phải chiều anh ấy. Anh ấy thì không thể thay đổi, không thể trẻ lại, buộc lòng em phải ép mình cho già đi, xứng với anh ấy”.

Còn cô L., có người chồng “đáng gọi bố vợ bằng anh” than thở: “Em sống với ông ấy chẳng khác gì với bố mình. Mấy năm gần đây ông ấy suy sụp nhanh quá, sắp về hưu mà. Đã ít quan tâm công việc và đến vợ con, lại hay luẩn quẩn ở nhà. Em mở nhạc ông ấy kêu nhức đầu. Em muốn đi siêu thị thì ông ấy lại thích đi xem cây cảnh, vào trà hoa viên ngắm non bộ. Thành ra mỗi người một thế giới”.

Tâm trạng chung của các cô vợ trẻ là cảm thấy mình còn “nửa chừng xuân” còn các ông chồng đã sang bên kia dốc cuộc đời nên không có bạn đồng hành.

Những ai muốn lấy chồng già?

Trước hết phải kể đến các cô gái ngoan ngoãn, hiền lành, ít giao tiếp và ít có bạn trai. Tuổi xuân ngày một trôi mau, các cô đã muốn lấy chồng mà chờ mãi không có ai tìm đến. Những cô gái này rất cô đơn và dễ dàng chấp nhận “những anh chồng già”. Họ đến với các cô như một “vị cứu tinh”, cứu các cô ra khỏi tình trạng “cô đơn”, “nhỡ lứa”.

Nhóm thứ hai là những cô gái được cha mẹ nuông chiều, ngại làm, không thích học, chỉ thạo son phấn và ăn diện. Chính vì vậy những chàng trai cùng trang lứa hay hơn các cô vài ba tuổi sẽ cảm thấy khó gần và khó phù hợp với các cô gái này. Mùi son phấn, điểm trang của các cô chỉ thu hút khứu giác của những người đàn ông lớn tuổi, thường là những người thành đạt, giàu có, đã đôi ba lần ly dị vợ, hoặc có lối sống khá lập dị.

Những cô gái sống thiếu cha từ nhỏ, tuy được người mẹ chăm lo đầy đủ, song vẫn thấy thiếu tình phụ tử. Khi chọn người hôn phu, mong muốn nhìn thấy ở chồng tương lai một chỗ dựa tinh thần của người cha mà các cô đã thiếu hụt. Các cô thường cảm động vì sự nhiệt tình, chu đáo, tốt bụng của những người đàn ông từng trải. Bên cạnh người chồng như vậy, các cô cảm thấy thán phục và biết ơn.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định

Đã có không ít các cô gái đưa ra tiêu chuẩn lấy chồng của mình là “đầu ánh bạc, túi ánh kim, tim ánh tháp”, nghĩa là tuy già đầu râu tóc bạc, nhưng trong túi có tiền và trái tim cứng rắn như thép.

Trong “bộ tiêu chuẩn” ấy không hề có chỗ đứng cho tình yêu, sự hiểu biết và sự hòa hợp. Có thể trong lúc đang khát tiền, họ chấp nhận đánh đổi sự trẻ trung, tươi mới của mình để có cuộc sống “được đảm bảo”. Cũng có những cô bạn say mê với danh vọng, tiền tài, sự lịch lãm và từng trải của người đàn ông đứng tuổi. Những cuộc hôn nhân như vậy thường có những đoạn kết kém vui.

Khi những người đàn ông đã không còn những cái hấp dẫn, đã đi hết quãng đường công danh, sự nghiệp, lại trở về đúng cái chất của một người già thì làm sao có thể tâm đầu ý hợp với một người vợ còn đang thừa xuân sắc, nhưng lại không có được sự từng trải và hiểu biết của một người phụ nữ biết làm vợ?

Sự ham mê chỉ là nhất thời, còn cuộc sống chung dài lâu lại cần sự hòa hợp, chia sẻ, cố gắng của cả hai phía. Đừng để những ông chồng già phải gắt lên:” Cô còn muốn gì ở tôi nữa? Cô muốn có tiền của tôi để đi với trai trẻ à?”. Đừng để những cô vợ trẻ, đêm nằm với người chồng già mà khóc thầm khi nghĩ đến người yêu xưa cũ. Đó là lời nhắn gửi của người viết bài này tới những ai đang nghĩ “Lấy chồng già để được chiều”.

(Theo Thế Giới Tiêu Dùng)

Xu hướng lấy chồng già

Giới trẻ bây giờ đưa ra một chân lý rằng điều kiện cần và đủ để lấy được vợ trẻ đó là phải già. Dường như bây giờ những người đàn ông cứng tuổi lại trở thành mục tiêu săn đuổi của không ít cô gái trẻ
Xu hướng lấy chồng già
ảnh minh họa

Xu hướng
Khi mà xu hướng “phi công trẻ lái máy bay bà già” của nam giới đang dần lắng xuống, thì chuyện các cô gái trẻ tìm bạn đời là những người đàn ông lớn tuổi vẫn không có gì xa lạ. Những cuộc tình này có rất nhiều lý do, vì tình yêu cũng có, vì ơn nghĩa cũng có mà vì tiền cũng không hiếm. Điều gì khiến những người đàn ông đầu hai thứ tóc lại có sức hút đến thế? Bởi vì họ lớn tuổi, từng trải nên kinh nghiệm sống dồi dào hơn, biết chiều chuộng và hiểu tâm lý chị em phụ nữ hơn. Thêm vào đó, những người cứng tuổi thường có công việc ổn định, hay ít ra cũng có nhu cầu muốn tìm một cái gì đó mới lạ, hấp dẫn trẻ trung.
Một cô gái trẻ cặp với một người đàn ông già, ngay đầu tiên người ra sẽ nghĩ đến những chuyện lợi dụng vật chất. Trên thực tế không ít các cô gái trẻ mong muốn kiếm được chồng lớn tuổi chỉ để các cô nhận được sự nhàn thân, được sung sướng thoải mái tiêu tiền khỏi cần nghĩ. Trên một diễn đàn dành cho thanh niên, có một có bé từng tuyên bố “thà làm vợ ba còn hơn lấy chồng nghèo” được khá nhiều người ủng hộ, cho thấy sức hút của những ông chồng già mà giàu có lớn như thế nào.
Tuy nhiên không phải ai lấy chồng già cũng đều vì tiền. Có nhiều người chấp nhận lấy chồng già bởi coi đó như một cứu cánh, thóat khỏi cái tiếng “ế” hay “gái lỡ thì”. Đa phần đây là những cô gái quá ngoan, quá hiền nên không có nhiều bạn bè cũng như không có ai để mắt tới. Và khi có một người đàn ông dù đứng tuổi để mắt, các cô không bỏ lỡ cơ hội, dù thực tâm không hề muốn. Còn một bộ phận không nhỏ các cô gái cảm thấy yêu thích chồng già, không phải vì tiền, cũng chẳng phải do sợ ế, đơn giản bởi các thấy sự yêu nhiệt tình, chu đáo của một người đàn ông từng trải, cảm thấy được bao bọc, che chở, an toàn và được yêu thương. Phân đồng những cô gái này thuộc những gia đình không mấy hạnh phúc, hay người cha không có vai trò lớn trong gia đình.
Chồng già là phúc…
Không thể không phủ nhận được các ưu thế khi lấy các ông chồng già, bởi nếu không có ưu thế vượt trội như vậy, sao vẫn có nhiều cô gái trẻ tình nguyện theo và tìm mọi cách lấy làm chồng đến thế. Có lẽ vậy mà dân gian có câu “chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là điên lấy khùng”.
Thực ra với nhiều người, lấy chồng già đó lại là cái phúc, bởi ở bên người chồng lớn tuổi hơn hẳn, người vợ gần như không phải đương đầu với nhiều thử thách của cuộc sống, bởi mọi thứ đã có người chồng nhiều kinh nghiệm hơn che chở. Minh Tuyết, nhân viên văn phòng thuộc một công ty nhỏ Hà Nội nói: “Ngày tôi lấy chồng cũng là ngày tôi cảm thấy khổ sở với bao lời chế diễu của bạn bè và hàng xóm, chỉ bởi chồng tôi hơn tôi 20 tuổi. Họ nói tôi lấy chồng vì tiền, nhưng thực tế đâu phải vậy. Anh ấy không giàu có, nhưng ở bên anh ấy tôi thấy bình yên, an toàn, được che chở, dường như lúc nào chồng tôi cũng thích chăm sóc tôi từng chút một làm tôi rất hạnh phúc”.
Trong cuộc sống hiện đại, không ít cô gái có cái nhìn rất bi quan về cuộc sống và cái nhìn không mấy thiện cảm đối với cánh đàn ông trẻ. Với một số người thì việc lấy chồng già như một sự đảm bảo về độ chung thủy. Bởi khi chồng đã cứng tuổi sẽ không còn ham chơi, không còn thích đi ngang về tắt như đám thanh niên trẻ. Chị Thanh làm điều hành cho một công ty du lịch nói: “Bây giờ lấy chồng như chơi bạc. Số hên thì lấy được chồng tử tế, số đen thì lấy phải chồng ham chơi, bồ bịch, phá của. Cửa chắc ăn nhất đó là mấy người chồng đã đứng tuổi. Tuổi này họ ăn chơi đã đủ, chỉ còn chí thú làm ăn với người đàn ông lớn tuổi bao giờ với họ hạnh phúc gia đình mới là số 1”.
Nhiều cô gái trẻ cũng bị giới đàn ông đứng tuổi cuốn hút bởi nét phong trần từng trải, sự hiểu đời, hiểu người và hiểu mình, nét lịch duyệt toát lên từ sự đứng đắn của tuổi tác. Với họ khi gặp đúng đối tượng thì những cô gái này tin rằng đó là tình yêu sét đánh, tình yêu chân thật và duy nhất mà các cô tìm kiếm bấy lâu. Lúc này mặc cho mọi lời can ngăn, mọi trắc trở, những cô gái trẻ như con thiêu thân lao vào tình yêu, có khi chỉ chấp nhận làm vợ bé, làm bồ mà không tính đến hậu qủa sau này.
Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các cô gái quyết tâm “tầm chồng già” với tiêu chuẩn ” đầu ánh bạc, túi anh kim”. Lúc này tình yêu không còn chỗ trú chân mà giữa hai người là một sự trao đổi, một bên có tiền, có quuyền, còn một bên có tuổi trẻ, nhan sắc. Cuộc mua bán sẽ diễn ra chóng vánh, và cũng chóng tan nếu như một trong hai bên không còn giá trị trao đổi như hết tiền hoặc già nua xấu xí. Thanh Hằng, cô sinh viên mới tốt nghiệp khá xinh đẹp ở TP.HCM nói: “Đã mất công được ba má sinh ra, ăn học và xinh đẹp thì việc gì phải vất vả khi lấy mấy cậu choai choai. Tốt nhất là tìm cách cặp với các đại gia, thà làm vợ bé của mấy cha đó còn hơn, chẳng phải lo nghĩ nhiều, chỉ việc ăn và shopping thôi”. Cô nói tiếp: “Nhiều người bảo em gàn, lấy chồng già không sợ sau này ông hết xí quách thì mình khổ. Ôi rồi, chắc gì em đã sống với ông ấy đến lúc đó”.
…Hay…                                                                                                                                                                                                   
Không thể phủ nhận một số cặp chồng già vợ trẻ rất hạnh phúc. Nhưng thực tế con số này không phải là nhiều. Đa phần sau một thời gian mặn nồng, các cuộc hôn nhân đều đi vào ngõ cụt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thời gian rất vô tình, nó cuốn đi mọi thứ chỉ để lại những gì thật nhất tồn tại.
Điểm đầu tiên đang chú ý đó chính là vấn đề sinh lý. Sau một thời gian hạnh phúc với người vợ trẻ mới mẻ, khi mọi việc trở lại bình thường, người đàn ông đứng tuổi lúc này như ở phía bên kia triền dốc của đời sống tình dục, trong khi người phụ nữ vẫn còn đang đầy sức sống và khát khao. Cuộc hôn nhân quá chêch lệch tuổi tác dễ làm nhiều người vợ trẻ đêm đêm ôm gối thở dài, trong khi người chồng lớn tuổi không còn đủ sức mà hứng thú nữa. Để thỏa mãn được nhu cầu này thì những anh bồ trẻ đóng vai trò quan trọng. Những lúc các ông chồng thì đã già, các bà vợ thì không có khả năng giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống do được ông chồng luôn bao cấp, nhưng kinh nghiệm làm vợ thì lại thừa.
Cách biệt về tuổi tác cũng khiến cho lối sống, suy nghĩ và sở thích khác nhau. Khi người vợ trẻ thích những hoạt động xã hội vui vẻ, những cuộc du lịch, dã ngoại với đám bạn ồn ào, đi chơi, shopping thì các ông chồng già lại thích cảnh điền viên thanh nhàn, đọc sách, nuôi cá, trồng cây cảnh. Chị Lan, người có chồng già hơn gần 20 tuổi kể: “Tôi thích nghenhạc trẻ bây giờ thì chồng tôi kêu nhạc vớ vẩn, ầm ỹ, trong khi tôi chẳng thể tiêu hóa được mấy bản nhạc của ông ấy. Hay đôi khi rủ chồng đi ăn tối với đám bạn cũng khó, ông ấy kêu là ầm ỹ và nhí nhố không thích”. Cuộc sống, niềm vui và sở thích quá khác nhau dần dần biến các cặp vợ chồng này thành hai người ở hai thế giới riêng biệt.
Một vấn đề nữa thường gặp đó là khi các ông chồng già, tâm lý cũng thay đổi theo thời gian. Người ta vẫn bảo “người già và trẻ con giống nhau”, khi đã lớn tuổi, lúc này công việc không còn quản lý nữa, giao tiếp xã hội không còn nhiều, các nét lịch duyệt ngày nào cũng biến mất, lúc này các ông sẽ hay dỗi kiểu người già, và rất hay cả nghĩ mọi chuyện, hay ghen bóng gió và sợ cô vợ trẻ phơi phới sẽ để ý đến người nào khác, khi mình không còn giá trị kiếm tiền nữa.
Theo Phong cách Đàn ông