Category Archives: Thủ Tục Pháp Luật

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Người Nước Ngoài – Người Việt Nam

(Giữa người Việt Nam với người nước ngoài) Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định hồ sơ kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài gồm: Đối với người Việt Nam:

1 Tờ khai ÐKKH theo mẫu của Bộ Tư Pháp (Ðược UBND phường , xã nơi thường trú xác nhận rõ về tình trạng hôn nhân của đương sự) cấp chưa quá 3 tháng.
2 Bản sao giấy khai sinh theo mẫu qui định.
3 Giấy xác nhận của tổ chức Y tế có thẩm quyền về chuyên môn cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần, hoa liễu và không nhiễm HIV/AIDS.
4 Trong trường hợp người VN đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái với quy chế của ngành đó.

  • Hồ sơ kết hôn phải được lập thành hai bộ nộp cho Sở Tư Pháp. Khi đến nộp và nhận hồ sơ đương sự phải xuất trình Passport, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để cán bộ hộ tịch đối chiếu.
  • Tại TP.HCM mua hồ sơ, nộp hồ sơ và ký hôn thú : liên hệ tại Sở Tư Pháp TP.HCM (143 Pasteur – Q.3 ).
  • Khi đến nộp hồ sơ có thể chỉ một bên nam hoặc nữ đến nộp, nhưng khi đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đủ hai bên nam nữ để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ bộ.
  • Thời hạn ÐKKH là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí ÐKKH là 500.000
  • đồng.

Đối với người nước ngoài:

1 Tờ khai đăng ký kết hôn (ÐKKH) theo mẫu của Bộ Tư Pháp.
2 Bản sao giấy khai sinh (GKS) theo mẫu qui định (không có GKS có thể nộp giấy chứng nhận ngày tháng năm sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước mà công dân đó thường trú nói rõ pháp luật nước họ không qui định cấp GKS).
3 Giấy xác nhận của tổ chức Y tế cho thẩm quyền về chuyên môn, cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần,hoa liễu và không bị nhiễm HIV/AIDS.
4 Giấy chứng nhận có nội dung chứng minh người đó đang trong tình trạng độc thân (ở nước ngoài) cấp chưa quá 3 tháng. Trường hợp đã có vợ (hoặc chồng) nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao quyết định của Tòa án cho ly hôn hoặc bản sao giấy khai tử.
5 Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin ÐKKH: xác nhận người đó đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân VN được pháp luật của nước họ công nhận.

  • Văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.
  • Văn bản được cấp từ các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại VN thì do Bộ Ngoại giao VN ủy nhiệm hợp pháp hóa.
  • Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự VN tại nước đó hợp pháp hóa.
  • Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về VN nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này thông qua cơ quan ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại VN thị thực, sau đó Bộ Ngoại giao VN hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ ngoại giao VN
  • ủy nhiệm hợp thức hóa.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Gữa Người Việt Nam

1. Theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thì UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nơi cư trú, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự, bao gồm: Nơi một người thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc nơi một người tạm trú và có đăng ký tạm trú. Như vậy, bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi các bạn đang tạm trú và không phải về địa phương để xin chứng nhận về tình trạng hôn nhân.
2. Thủ tục kết hôn của công dân Việt Nam tại Việt Nam:
2.1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình: 1. Giấy khai sinh của mỗi bên; 2. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ trên, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế.
Trong trường hợp nghi ngờ một bên hoặc cả hai bên nam nữ mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu, thì yêu cầu đôi bên xuất trình giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cấp huyện.
2.2. Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc của UBND cấp xã nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá 30 ngày. Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
2.3. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã phải tiến hành xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND trong thời hạn 7 ngày. Nếu cần phải xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.
Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và không có sự khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn, thì UBND cấp xã phải thông báo cho hai bên nam nữ biết về ngày đăng ký.
Sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu hai bên nam nữ không đến đăng ký kết hôn mà không có lý do chính đáng, thì UBND hủy việc xin đăng ký kết hôn đó và thông báo cho đương sự biết.